Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người khiếm thính, các thương hiệu kinh doanh máy trợ thính đã cho ra đời nhiều sản phẩm máy trợ thính đa năng và tiện dụng. Trong đó, máy trợ thính có dây và máy trợ thính không dây là hai loại phổ biến. Vậy nên sử dụng máy trợ thính nào là tốt? Nếu bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn thế nào, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Contents
Máy trợ thính có dây là gì?
Máy trợ thính có dây là thiết bị điện tử giúp hỗ trợ người khiếm thính trong việc lắng nghe âm thanh, giúp họ có khả năng nghe gần giống như một người bình thường. Thiết bị này được phát minh vào khoảng từ thế kỷ XVII, nó có dạng analog đầu cuối, thu và khuếch đại tín hiệu âm thanh, giọng nói và hạn chế hoặc loại bỏ đi tiếng ồn của môi trường xung quanh.
Cấu tạo của máy trợ thính có dây
Thông thường, máy trợ thính có dây thường được cấu tạo với 3 bộ phận chính:
- Thân máy: Đây được xem là thiết bị quan trọng nhất, bởi nó chính là nơi xử lý âm thanh, có nhiệm vụ khuếch đại các tín hiệu và truyền âm thanh đó đến núm tai thông qua dây dẫn. Thân máy hoạt động bằng pin và có kích thước nhỏ gọn để bạn có thể bỏ vào túi áo trước ngực. Trên thân máy bao gồm các núm điều chỉnh giúp tăng cường độ âm thanh và lựa chọn các chế độ phù hợp cho người nghe.
- Tai nghe: Thiết bị này gắn trực tiếp vào tai, giúp xử lý các tín hiệu truyền từ thân máy thành tín hiệu dạng âm thanh. Truyền trực tiếp vào tai theo tần số đã được định sẵn.
- Dây dẫn: Đây cũng là bộ phận không kém phần quan trọng trong máy trợ thính, nó là thiết bị truyền âm thanh từ thân máy đến tai nghe, đảm bảo cho người dùng nhận được âm thanh một cách đầy đủ và nhanh chóng.
Ưu điểm:
- Được sử dụng phổ biến và có giá thành không quá đắt. Hiện nay, giá thành của máy trợ thính có dây chỉ dao động khoảng từ 700.000 – 3.000.000 đồng (giá có thể thay đổi tùy vào thương hiệu và thời điểm mua).
- Giúp người nghe nhận được âm thanh nhanh chóng
Nhược điểm:
- Máy không thể loại bỏ hầu hết tiếng ồn bên ngoài, đặc biệt là ở những nơi đông người.
- Bất tiện cho người sử dụng vì cấu tạo tương đối cồng kềnh với thân máy và dây dẫn. Đặc biệt, đối với người lớn tuổi thì máy trợ thính không dây sẽ kèm theo nhiều bất tiện vì dễ rơi rớt và khó để đảm bảo thân máy và dây dẫn luôn được kết nối.
- Máy sử dụng công nghệ analog nên có một số hạn chế nhất định.
Máy trợ thính không dây có gì đặc biệt?
Nhằm khắc phục những mặt chưa tốt của máy trợ thính có dây, các nhà nghiên cứu đã tiếp tục phát minh và ứng dụng máy trợ thính không dây (máy trợ thính kỹ thuật số). Máy trợ thính không dây là sản phẩm trợ thính hoàn hảo nhất dành cho người khiếm thính với chất lượng tốt hơn và có kích thước nhỏ gọn, tiện dụng.
Cấu tạo của máy trợ thính không dây
- Máy trợ thính không dây được tích hợp tất cả các tính năng lên cùng một thiết bị. Nó bao gồm 3 phần chính: micro, bộ khuếch đại (bộ xử lý âm thanh) và loa.
- Micro sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài, chuyển đổi thành tín hiệu. Sau đó, tín hiệu được đưa đến bộ xử lý âm thanh và khuếch đại theo cường độ phù hợp với nhu cầu nghe của người dùng.
Ưu điểm
- Máy được thiết kế tiện dụng, có thể mang đi bất kỳ đâu và đảm bảo được tính thẩm mỹ cho người dùng vì thiết bị được gắn trực tiếp vào tai.
- Máy trợ thính kỹ thuật số có khả năng loại bỏ tiếng ồn tốt hơn máy trợ thính có dây. Đồng thời, nó cũng thường được tích hợp thêm các tính năng như: dịch chuyển tần số, cân bằng sức nghe của tai…
Nhược điểm:
- Mặc dù máy trợ thính không dây có giá thành cao hơn so với máy trợ thính có dây nhưng nó lại vượt trội hơn về mặt chất lượng và tính năng. Do đó, bạn hãy cân nhắc thật kỹ về chất lượng trước khi chọn mua nhé. Giá thành của máy trợ thính không dây đang dao động ở mức từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng (giá có thể thay đổi tùy vào thương hiệu và thời điểm mua).
Như vậy, cả hai thiết bị máy trợ thính có dây và máy trợ thính không dây đều hỗ trợ rất nhiều trong quá trình cải thiện khả năng nghe của những người khiếm thính. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp, bạn nên cân nhắc đến đối tượng, giá thành và nhu cầu sử dụng của người dùng.
Nếu bạn ở Tp. Hồ chí minh hoặc các tỉnh lân cận, Hãy ghé trung tâm trợ thính thủ đức để dược các kĩ thuật viên đo thính lực và tư vấn tốt nhất.