Tin Tức

Máy trợ thính được chia làm mấy loại, giá bao nhiêu tiền, mua ở đâu?

Hiện nay, máy trợ thính không còn xa lạ tại Việt Nam và đã thành một thiết bị y tế được các bác sĩ khuyên dùng với người không có khả năng nghe tốt ở người cao tuổi hoặc những trường hợp khác.

Thiết bị này, không chỉ hỗ trợ nghe mà nó còn giúp người dùng có thể sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày dễ dàng hơn. Và để biết thêm nhiều thông tin máy trợ thính, loại nào phù hợp, mua ở đâu, qua bài viết dưới đây

Máy trợ thính có chức năng gì?

Máy trợ thính được cấu tạo gồm nhiều thiết bị điện tử nhỏ được đeo trên tai hoặc trong tai để giúp tạo ra âm thanh cho những người bị mất thính giác thường gặp ở không chỉ ở người cao tuổi, mà còn nhiều trường hợp ở lứa tuổi còn trẻ. Do có thể bị tai nạn, bênh tật hay môi trường ảnh hưởng lớn từ cuộc sống đến công việc và các mối quan hệ xung quanh bạn.

Máy trợ thính kỹ thuật số hiện đại không chỉ khuếch đại âm thanh mà còn cải thiện giao tiếp với mọi người, làm giảm tiếng ồn xung quanh. Âm thanh được xử lý bằng thuật toán, người suy giảm thính lực có thể nghe được giọng nói của mọi người, âm thanh xung quanh dễ dàng hơn.

Mặc dù máy trợ thính không phải là phương pháp lấy lại thính lực hoàn toàn 100%. Nhưng thiết bị này, đủ giúp người bệnh trở lại làm việc và giao tiếp hiệu quả với người xung quanh.

Máy trợ thính hoạt động như thế nào?

Âm thanh ngoài được máy trợ thính thu thập bằng micro, khuếch đại và xử lý bằng công nghệ xử lý tín hiệu kỹ thuật số. Sau đó, âm thanh được cung cấp khuếch đại bằng công nghệ xử lý tín hiệu kỹ thuật số cho người đeo máy trợ thính qua một chiếc loa nhỏ

Máy trợ thính có cấu tạo từ bốn phần chính:

  • Micrô: Micrô thu lại âm thanh từ môi trường xung quanh và chuyển đổi các âm thanh đó thành tín hiệu điện tử. Tín hiệu điện tử từ micrô được gửi đến bộ xử lý âm thanh trợ thính.
  • Bộ xử lý âm thanh: Tiếp đến, bộ phận này lấy tín hiệu điện tử từ micrô và chuyển đổi nó sang định dạng kỹ thuật số. Từ đây, âm thanh được tăng cường và khuếch đại bởi bộ xử lý trợ thính và được chuyển đổi trở lại thành tín hiệu điện tử trước khi được gửi đến loa.
  • Loa: Bộ phận tạo ra những sóng âm thanh đi vào tai và làm rung màng nhĩ người khiếm thính
  • Pin: nguồn năng lượng để kích hoạt và duy trì chức năng của micrô, bộ xử lý âm thanh và loa.
XEM THÊM >>>  Máy trợ thính siêu nhỏ

Bốn bộ phận này là các bộ phận quan trọng để tạo nên máy trợ thính kỹ thuật số chức năng

Các loại và kiểu dáng của máy trợ thính

Từ cấu tạo cơ bản của máy trợ thính, trên thị trường hiện nay, đã phát triển thêm nhiều loại và kiểu dáng máy trợ thính khác. Nên sẽ dựa vào nhiều yếu tố để mua máy trợ thính phù hợp và không nên tự ý thay đổi, cần bác sỹ hoặc chuyên viên được đào tạo tư vấn, chọn lựa máy trợ thính nào phù hợp với tình trạng, nhu cầu, lối sống của bạn

Thiết bị phù hợp với bạn phụ thuộc vào:

  • Lý do bị mất thính lực ( cao tuổi, tai nạn, ảnh hưởng từ bệnh khác…)và mức độ nghiêm trọng của nó
  • Độ tuổi
  • Lối sống ( cuộc sống và công việc ) của bạn
  • Giá cả. Các thiết bị khác nhau rất nhiều về giá, từ vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng, thậm chí là trên 100 triệu đồng.

Ở Việt Nam, gồm hai loại máy trợ thính:

  • Máy trợ thính loại cầm tay, sử dụng bên ngoài cơ thể, tự chuyển đổi sóng âm thanh thành tín hiệu điện và khuếch đại cho âm thanh to hơn. Giá của loại máy này, thường rẻ và có tính năng điều khiển âm lượng đơn giản
  • Máy trợ thính kỹ thuật số này, có tính năng hiện đại, thiết kế nhỏ gọn hơn và âm thanh rõ ràng hơn. Giá của những loại máy trợ thính này, sẽ có giá cao hơn so với máy cầm tay. Máy được cấu tạo, kỹ thuật số hiện đại, chuyển đổi sóng âm thanh, thành mã số gần giống mã máy tính. Mã này, gồm thông tin về hướng của âm thanh và cường độ/ âm lượng của máy.

Máy trợ thính bao nhiêu tiền?

Máy trợ thính ở Việt Nam nói riêng, có rất nhiều mức giá, tính năng khác nhau, đa dạng theo phân khúc người dùng, phù hợp với mọi đối tượng và khả năng kinh tế.

  1. Phân khúc phổ thông

Với phân khúc phổ thông,  máy trợ thính loại phổ biến có giá từ 250.000 đồng đến vài triệu đồng. Những loại máy này có thể là loại máy có dây hoặc đeo vòng, cấy ốc. Cũng tùy thuộc vào đơn vị cung cấp, mà thời gian bảo hành từ 6 tháng đến 3 năm.

  1. Phân khúc cao cấp

Dòng máy trợ thính cao cấp, hầu hết được tích hợp với điện thoại di động và các thiết bị thông minh khác.Cho phép người sử dụng dễ dang dùng các thiết bị thông minh này như người bình thường. Dưới đây gồm một số loại máy trợ thính cao cấp từ nhiều hãng sản xuất nổi tiếng

Giá máy được chia theo chức năng khác nhau:

  • Máy trợ thính tầm trung có giá thành từ 14 triệu đồng – 22 triệu đồng như: Roger Microphone, Phonak Vitus UP, Phonak Vitus+ P, Roger Pen…
  • Những dòng máy cao cấp sẽ có giá từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu, cho chất lượng âm thanh và tuổi thọ tốt hơn như: Phonak AUDÉO™ M-312, Phonak AUDÉO™ M-13T, Phonak AUDÉO™ M-R, Phonak Sky™ B-SP, Phonak Sky™ B-UP, Phonak Sky™ B-PR, Phonak Naída™ B-R RIC.
XEM THÊM >>>  Nên sử dụng máy trợ thính có dây hay máy trợ thính không dây?

Ngoài ra, còn có thêm dòng máy cao cấp khác như

Máy trợ thính Oticon 

Máy trợ thính Oticon thường có giá dao động từ 50 triệu đến hơn 100 triệu mỗi cặp, tùy thuộc vào kiểu máy. Các loại máy Oticon khác bao gồm Oticon Opn S, Oticon Siya và Oticon Xceed

Giá bán cụ thể:

  • Oticon OpnS™ 3 – tầm khoảng 63 triệu đồng,
  • Oticon Siya 1 – tầm khoảng 60 triệu đồng,
  • Oticon Siya 2 – khoảng 45 triệu đồng,
  • Oticon Xceed 3 – khoảng 96 triệu đồng…
  • Oticon OpnS™ 2 – khoảng 90 triệu đồng
  • Oticon OpnS™ 1 – khoảng 100 triệu đồng
  • Oticon Xceed 1 – khoảng 140 triệu đồng,

Máy trợ thính ReSound

Trên thế giới, máy trợ thính ReSound đến từ Đan Mạch có giá dao động từ 3.500 – 8.200 USD/ mỗi cặp, tùy thuộc vào kiểu máy, tính năng

Giá bán cụ thể trên thị trường như sau:

  • ReSound LiNX 3D 5 – khoảng 54 triệu đồng
  • ReSound LiNX Quattro 5 – khoảng 65 triệu đồng
  • ReSound LiNX Quattro 7 – khoảng 67 triệu đồng
  • ReSound LiNX 3D – khoảng 90 triệu đồng
  • ReSound LiNX 3D  – khoảng 92 triệu đồng
  • ReSound LiNX Quattro 9 – khoảng 94 triệu đồng

Chọn máy trợ thính của thương hiệu nào?

Trước khi chọn loại máy phù hợp với bạn, cũng cần thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Dù tình trạng khiếm thính nặng hay nhẹ, cần kiểm tra thính lực và các bài kiểm tra tiêu chuẩn khác bằng các máy móc kỹ thuật hiện đại, để bác sĩ đưa lời khuyên, chọn máy trợ thính riêng cho bạn

  1. Máy trợ thính thương hiệu Sonici

Thương hiệu Sonici đến nổi tiếng từ Mỹ. Sonici được biết đến với thương hiệu có công nghệ hiện đại, nhiều mẫu bắt mắt, theo xu hướng và hướng đến đối tượng là trẻ nhỏ có vấn đề thính học bẩm sinh.

Máy trợ thính Sonic, không chỉ mang đến chất lượng tốt nhờ trang bị nhiều công nghệ hiện đại, các dòng máy trợ thính Sonici còn mang tới cho người sử dụng nhiều kiểu dáng và chủng loại khác nhau.

Máy trợ thính Sonic phù hợp với mọi đối tượng khác nhau từ trẻ nhỏ bị điếc bẩm sinh đến người cao tuổi bị lãng tai. Với nhiều loại sản phẩm, màu sắc, hiệu suất máy từ 46 – 130dB, cho tình trạng từ nghe kém đến khó nghe

Các dòng máy trợ thính Sonici đều sử dụng loại pin cao cấp 312 – trọng lượng siêu nhỏ chỉ 1,1 gram nên cho phép sạc khi hết pin. Âm thanh rõ nét, trong trẻo, đa dạng và có kết nối với smartphones, TV và nhiều thiết bị khác.

Các dòng máy Sonici có nhiều mức giá khác nhau, bảo hành đến 3 năm Máy trợ thính có nhiều mức giá khác nhau, bảo hành đến 3 năm

  1. Máy trợ thính thương hiệu Signia

Các sản phẩm máy trợ thính của Signia, được trang bị hệ thống micro định hướng, máy trợ thính không dây đầu tiên và máy trợ thính không thấm nước – công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới đến từ Đức. Vì được kế thừa công nghệ hàng đầu thế giới từ Siemens và Sivatos

XEM THÊM >>>  Máy trợ thính cho trẻ em giá bao nhiêu?

Máy trợ thính của thương hiệu Signia có các dòng sản phẩm phổ biến như:

  • Signia Xperience
  • Signia Styletto Connect
  • Signia Silk Nx
  • Signia Styletto
  • Signia Motion Nx
  • Signia Pure Nx
  • Signia Silk primax
  • Signia Cellion primax
  • Signia Pure primax
  1. Máy trợ thính thương hiệu Widex

Máy trợ thính từ thương hiệu Widex, chuyên về tính năng hiện đại, kỹ thuật số về chất lượng âm thanh được nhiều bác sỹ khuyên dùng, đến từ Đan Mạch

Với các dòng sản phẩm phổ biến như:

  • Widex MOMENT
  • Widex EVOKE
  • Widex BEYOND
  • Widex UNIQUE
  • Widex DREAM
  • Widex CLEAR
  • Widex SUPER
  • Widex Mind
  • Widex Passion
  1. Máy trợ thính thương hiệu Oticon

Một trong những thương hiệu máy trợ thính lớn thứ hai thế giới, cũng đến từ Đan Mạch, đó chính là Oticon. Nhà sản xuất nổi tiếng, được thành lập vào năm 1904 và có lịch sử nghiên cứu thay đổi, chú trọng tính năng hiện đại nhất hiện nay

Trong năm 2016, với sự ra mắt của máy trợ thính Opn dành cho iPhone, Oticon đã ra đời  “máy trợ thính kết nối internet” không dây đầu tiên cùng với những công nghệ tiên tiến trong xử lý âm thanh để nghe tốt hơn.

Nhà sản xuất có những dòng sản phẩm phổ biến như:

  • Oticon Ruby
  • Oticon Xceed
  • Oticon Opn S
  • Oticon Siya
  • Oticon Opn
  • Oticon Ria2
  • Oticon Nera2
  • Oticon Alta2
  • Oticon Nera
  • Oticon Alta
  • Oticon Intiga
  • Oticon Ino
  • Oticon Chili
  • Oticon Acto
  • Oticon Agil
  • Oticon Dual Mini
  1. Máy trợ thính thương hiệu ReSound

Máy trợ thính ReSound đến từ tập đoàn GN. Hiện đang là nhà sản xuất máy trợ thính hàng đầu, chiếm đến 80% thị trường máy trợ thính toàn cầu, có trụ sở tại Đan Mạch. Và các sản phẩm đã có mặt tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới

ReSound cũng là thương hiệu máy trợ thính cho phép liên kết với điện thoại thông minh.

ReSound có các dòng sản phẩm máy trợ thính như:

  • ReSound Aler
  • ReSound Vea
  • ReSound Verso
  • ReSound LiNX Quattro
  • ReSound LiNX 3D
  • ReSound ENZO2
  • ReSound LiNX2
  • ReSound ENZO
  • ReSound LiNX
  • ReSound Sparx
  1. Máy trợ thính thương hiệu Starkey

Máy trợ thính Starkey, có trụ sở tại Eden Prairi – Minnesota, là thương hiệu hàng đầu của Starkey Hear Technologies, một trong những nhà sản xuất máy trợ thính hàng đầu thế giới.

Phát triển trong thập kỷ qua, Starkey đã đầu tư  nghiên cứu và phát triển, vào tính năng kỹ thuật số hiện đại, mang đến sự đổi mới trong xử lý âm thanh, công nghệ không dây và thu nhỏ.

Máy trợ thính Starkey đang bán tại thị trường Việt Nam có các dòng sản phẩm phổ biến như:

  • Starkey Livio
  • Starkey Halo iQ
  • Starkey SoundLens Synergy
  • Starkey Muse
  • Starkey Halo 2
  • Starkey Z Series
  • Starkey Halo
  • Starkey 3 Series
  • Starkey Xino

Những địa chỉ mua máy trợ thính uy tín tại Hồ Chí Minh

Công ty Thiết bị trợ thính Stella

73 Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, Thủ Đức

Tại đây, có bán nhiều loại máy thính lực khác nhau, giá từ 5 triệu đồng đến 65 triệu đồng/ máy. Các loại máy từ khoảng 16 triệu đồng có thể tích hợp sẵn với điện thoại và các thiết bị thông minh. Khách hàng cần được đo thính lực trực tiếp để có thể chọn lựa máy phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *